×
×

Toàn bộ diễn biến kinhhoang chỉ kéo dài 30 giây trước thảm hoạ rơi máy bay ở Ấn Độ: Cuộc gọi cầu cứu cuối cùng của phi công

Máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 người rơi xuống khu dân cư đông đúc gần một sân bay ở rìa thành phố Ahmedabad thuộc phía Tây Ấn Độ hôm 12-6, khiến 241 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Sau hơn 2 giờ đỗ trên đường băng tại Nhà ga số 2 của Sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel ở thành phố Ahmedabad thuộc bang Gujarat, máy bay Boeing 787 Dreamliner do cơ trưởng giàu kinh nghiệm Sumeet Sabharwal điều khiển chuẩn bị cất cánh.

Chuyến bay mang số hiệu AI171 với điểm đến là sân bay Gatwick tại London, chở 230 hành khách, chủ yếu là công dân Ấn Độ. Hình ảnh từ camera giám sát đã cho thấy những gì xảy ra ngay sau khi máy bay cất cánh lúc 13h38 ngày 12-6.
55b5b21ffa9646fe844fcc7a0d5e6fd0.jpgNgười dân theo dõi thông tin về vụ tai nạn máy bay Boeing 787 Dreamliner. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo dữ liệu bay, Boeing 787 Dreamliner đạt độ cao khoảng 160 m ở tốc độ 322 km/h. 10 giây sau khi rời mặt đất, máy bay bắt đầu mất độ cao. Với phần mũi hướng lên và thân nghiêng nhẹ, máy bay giảm dần độ cao trong 5 giây, trước khi đâm vào khu dân cư đông đúc gần sân bay. Cơ trưởng Sumeet Sabharwal đã phát tín hiệu cấp cứu đến kiểm soát không lưu nhưng mất liên lạc ngay sau đó.

Boeing 787 Dreamliner, nặng hơn 200 tấn và chở hơn 100.000 lít nhiên liệu, đã đâm vào khu nhà ở của bác sĩ tại bệnh viện dân sự Ahmedabad cách sân bay khoảng 1 km, bao gồm một ký túc xá dành cho sinh viên y khoa. Tiếng nổ lớn vang khắp thành phố khi thùng nhiên liệu của máy bay này phát nổ, tạo nên ngọn lửa lớn và cột khói đen dày đặc.
1.jpgPhần đuôi máy bay tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Anadolu
Bụi, mảnh vỡ và khói tràn ngập không khí khi những người ứng cứu đầu tiên đến hiện trường. Phần đuôi máy bay bị kẹt ở phía trước ký túc xá, tro và dầu cháy phủ kín mặt đất, trong khi nhiều mảnh vỡ nằm rải rác giữa các tòa nhà.

Vào thời điểm xảy ra vụ việc, khoảng 200 người đang ăn trưa tại căng tin của ký túc xá, làm dấy lên nhiều lo ngại về thương vong hàng loạt đối với các sinh viên y khoa. Con số chính xác vẫn chưa được làm rõ tính đến tối ngày 12-6 do lực lượng cứu hộ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa nạn nhân trên mặt đất và trên máy bay.

Bác sĩ Krishna cho biết, mũi và bánh trước của máy bay rơi xuống tòa nhà căng tin nơi các sinh viên đang ăn trưa. Khi cùng các đồng nghiệp nỗ lực giải cứu khoảng 15 sinh viên, bác sĩ này đã nhìn thấy từ 15 đến 20 thi thể bị cháy. Theo các nhân viên cứu hộ tại hiện trường, ít nhất 30 thi thể đã được tìm thấy từ một tòa nhà tại địa điểm xảy ra vụ tai nạn, trong khi nhiều người vẫn mắc kẹt bên trong.
jajvxwkagbajdbkb.jpgLực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thành phố Ahmedabad. Ảnh: Tân Hoa xã
Đêm 12-6, Air India xác nhận, vụ tai nạn thảm khốc khiến 241 người trên máy bay thiệt mạng. Hãng hàng không này đã tổ chức hai chuyến bay hỗ trợ đến Ahmedabad từ Delhi và Mumbai, dành cho thân nhân của hành khách và phi hành đoàn.

Các nhà điều tra đã bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân tai nạn, cũng là vụ đầu tiên liên quan đến máy bay Dreamliner. Hãng Boeing thông báo đang nỗ lực thu thập thêm thông tin về vụ việc, trong khi Anh và Mỹ xác nhận đã gửi các nhóm điều tra tai nạn hàng không tham gia hỗ trợ.

Có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, để làm rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, cuộc gọi cấp cứu của phi công với nội dung “không có lực đẩy và thiếu công suất” cho thấy khả năng động cơ General Electric của máy bay Boeing 787 Dreamliner gặp sự cố về cơ học hoặc điện khi cất cánh.

Việc thiếu lực đẩy, có thể trở nên tồi tệ hơn do các yếu tố khác, có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Giáo sư John McDermid tại Đại học York (Canada) cho biết, cất cánh và hạ cánh là giai đoạn nguy hiểm nhất của chuyến bay.

Theo giáo sư này, phi công vẫn có thể hủy cất cánh ở giai đoạn cuối của quá trình cất cánh. Vì vậy, có vẻ như sự cố xảy ra đột ngột ở giai đoạn này, hoặc ngay sau khi cất cánh, và đủ nghiêm trọng dẫn đến việc mất kiểm soát.

Việc giải mã tín hiệu khẩn cấp của phi công có thể hé lộ nguyên nhân dẫn đến thảm kịch máy bay ở Ấn Độ.Cuộc gọi cầu cứu cuối cùng của phi công trước thảm kịch máy bay Ấn Độ - 1

Máy bay Boeing 787-8 Dreamliner mang số hiệu chuyến bay AI171 của hãng hàng không Air India cất cánh từ sân bay quốc tế ở thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) lúc 13h38 ngày 12/6.

Theo dữ liệu của FlightRadar24, máy bay chở 242 người mất tín hiệu ở độ cao hơn 190m và tốc độ bay 322km/h chỉ vài phút sau khi cất cánh.

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ đã khiến ít nhất 290 người thiệt mạng, bao gồm cả những người sống dưới mặt đất tại vị trí máy bay rơi. Chỉ một hành khách duy nhất sống sót trong thảm kịch hàng không này.

Cơ quan Hàng không Dân dụng Ấn Độ cho biết trước khi máy bay gặp nạn, phi công đã phát tín hiệu khẩn cấp Mayday đến trạm kiểm soát không lưu, nhưng trạm sau đó không nhận được phản hồi từ phi công.

Mayday là tín hiệu cấp cứu, chủ yếu được sử dụng trong liên lạc hàng không và hàng hải để báo hiệu tình huống khẩn cấp đe dọa tính mạng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp “m’aider”, có nghĩa là “hãy giúp tôi”.

Tín hiệu Mayday được phát bởi người chỉ huy phương tiện, thường là phi công hoặc thuyền trưởng của tàu, khi họ gặp phải tình huống khẩn cấp nghiêm trọng.

Các tình huống này có thể bao gồm hỏng động cơ, hỏa hoạn trên tàu, mất kiểm soát hoặc bất kỳ tình huống nào đe dọa đến sự an toàn của máy bay hoặc tàu cũng như hành khách trên phương tiện.

Trong hàng không, phi công sẽ truyền tín hiệu Mayday đến trạm kiểm soát không lưu qua radio.

Giới chức hàng không Ấn Độ xác nhận cơ trưởng, người điều khiển máy bay gặp nạn, là một phi công kỳ cựu đã có hơn 8.200 giờ bay. Ngoài ra, cơ phó cũng có kinh nghiệm 1.100 giờ bay.

Các chuyên gia đã đặt ra một số giả thuyết xung quanh cuộc gọi “cầu cứu” cuối cùng của phi công trước khi chiếc Boeing 787-8 Dreamliner rơi xuống đất và nổ như cầu lửa.

Theo một số chuyên gia, khi máy bay va chạm với chim, phi công có thể phát tín hiệu khẩn cấp và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch máy bay ở Ấn Độ.

Các chuyên gia hàng không cho biết việc va chạm với chim có thể khiến máy bay không đạt được tốc độ cất cánh tối ưu.

Chuyên gia hàng không Hemanth DP nói với báo Straits Times rằng Boeing 787-8 Dreamliner có hồ sơ hoàn hảo.

“Nếu một máy bay có tầm cỡ và kích thước này phải rơi ở độ cao thấp như vậy, khoảng 183m chỉ vài phút sau khi cất cánh, đó hẳn là một sự cố thảm khốc”, ông Hemanth, giám đốc điều hành của Học viện đào tạo bay châu Á – Thái Bình Dương tại Hyderabad, cho biết.

Ông Hemanth đặt ra giả thuyết là xuất hiện một đàn chim rất lớn và cả hai động cơ cùng “nuốt chửng” những con chim này, khiến máy bay hạ độ cao rất nhanh ngay sau khi cất cánh.

Va chạm với chim được coi là một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất trong ngành hàng không. Tình huống này có xu hướng xảy ra trong quá trình máy bay cất cánh, hạ cánh hoặc bay ở tầm thấp, khi máy bay có nhiều khả năng va phải chim nhất.

Va chạm với chim có thể nguy hiểm, đặc biệt là nếu chim bị nuốt vào động cơ máy bay hoặc đâm vào các bộ phận quan trọng như kính chắn gió hoặc cánh máy bay.

Hơn 90% các vụ va chạm với chim xảy ra khi máy bay hoạt động ở tầm thấp trong quá trình cất cánh và hạ cánh.

Một vụ va chạm với chim được cho là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air ở Hàn Quốc vào cuối tháng 12/2024, khiến 179 người thiệt mạng.

Michael Daniel, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Aviation Insight, cho biết bản chất của tín hiệu cấp cứu sẽ là thông tin quan trọng đối với các nhà điều tra.

Đoạn video được chia sẻ cho thấy càng đáp của máy bay đã hạ xuống và các cánh tà đã thu lại.

“Điều này sẽ trái ngược với các quy trình cất cánh thông thường trừ khi tín hiệu cấp cứu được đưa ra tác động đến việc cất cánh”, ông Daniel, cũng là thành viên của Hiệp hội điều tra an toàn hàng không quốc tế, cho biết.

“Thông thường, nâng càng đáp lên là một trong những việc đầu tiên cần làm ngay sau khi cất cánh, để tăng tốc độ bay”, chuyên gia nói thêm.

Theo các chuyên gia, các nhà điều tra sẽ phải nghiên cứu các hộp đen và dữ liệu buồng lái để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này.

Related Posts

Our Privacy policy

https://quangnam247.com - © 2025 News